3.2.3 Bài toán về axit hữu cơ – P.3 Bài Tập Vận Dụng 2

30/11/2021
Đăng bởi Nhật Tài

Các phần còn lại của Chuyên mục Bài toán về Axit Hữu Cơ

Phần 1: Định Hướng Tư Duy

Phần 2: Bài Tập Vận Dụng 1

Phần 3: Bài Tập Vận Dụng 2

Phần 4: Bài Tập Vận Dụng 3 (Download Tài Liệu)

——  BÀI TẬP VẬN DỤNG ——

Câu 1: Hỗn hợp A gồm hiđrocacbon X và chất hữu cơ Y (C, H, O) có tỉ khối so với H2 bằng 13,8. Đốt cháy hoàn toàn 0,38g A, sản phẩm cháy thu được có 0,08 mol CO2 và 0,05 mol H2O. Cho 1,38 g A qua lượng dư AgNo3/NH3 thu được m(g) kết tủa. Giá trị của m là

A. 11,52 (g)

B. 12,63 (g)

C. 15,84 (g)

D. 8,31 (g)

Câu 2: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Để trung hòa 0,15 mol X cần vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức của hai axit trong X là

A. CH3COOH và HCOOH.

B. HCOOH và HOOC-COOH.

C. HCOOH và CH2(COOH)2.

D. CH3COOH và C2H5COOH.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam một axit cacboxylic no, mạch hở, không nhánh, thu được 3,96 gam CO2 và 1,35 gam H2O. Giá trị của m là

A. 2,19

B. 1,46

C. 4,33

D. 4,38

Câu 4: X là một axit cacboxylic, Y là một este hai chức, mạch hở (được tạo ra khi cho X phản ứng với ancol đơn chức Z). Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 lấy dư, thu được 0,11 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp trên, thu được 0,69 mol CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 6,21

B. 10,68

C. 14,35

D. 8,82

Câu 5: Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH có số mol bằng nhau. Lấy 5,3g hỗn hợp X cho tác dụng với 15,7g C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được m (g) hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị m là

A. 8,80

B. 7,04

C. 6,48

D. 8,10

Câu 6: Hỗn hợp X gồm axit axetic, etyl axetat và metyl axetat. Cho m gam hỗn hợp X T/d vừa đủ với 200 ml dd NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dd NaOH dư thấy khối lượng dd tăng 40,3 gam. Giá trị của V là

A. 17,36 lít.

B. 19,04 lít.

C. 19,60 lít.

D. 15,12 lít.

Câu 7: Cho 8,64 gam một axit đơn chức phản ứng với 144 ml dd KOH 1M. Cô cạn dd sau phản ứng được 14,544 gam chất rắn. Công thức của axit là

A. CH3COOH

B. C2H3COOH

C. HCOOH

D. C2H5COOH

Câu 8: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong X là

A. 35,41.

B. 40,00.

C. 25,41,

D. 46,67.

Câu 9: Cho 10,0 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch gồm KOH 0,15M và NaOH 0,10M. Cô cạn dung dịch thu được 10,36 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của X là

A. C2H5COOH

B. HCOOH

C. C2H3COOH

D. CH3COOH

Câu 10: Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboyxylic no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X thu được a mol H2O. Mặt khác a mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 1,4a mol CO2. Phần trăm khối lượng của axit có phân tử khối nhỏ hơn trong A là

A. 25,4%.

B. 60%.

C. 43,4%.

D. 56,6%.

Câu 11: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của X là

A. HCOOH.

B. CH3COOH.

C. C3H7COOH.

D. C2H5COOH.

Câu 12: Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic mạch hở. Cho X tác dụng với dung dịch NaHCO3 vừa đủ thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y rồi đốt cháy hết toàn bộ muối khan thu được thì tạo ra chất rắn T; hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Cho Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tách ra 20 gam kết tủa. Hai axit trong X là

A. HCOOH và (COOH)2.

B. CH3COOH và C2H5COOH.

C. HCOOH và CH3COOH.

D. CH3COOH và (COOH)2.

Câu 13: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ Y và Z là 2 loại hợp chất hữu cơ đơn chức có nhóm chức khác nhau, phân tử hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon. Lấy 0,1 mol X tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). Cũng lấy 0,1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc thu được 10,8 gam Ag. Khối lượng của 0,1 mol hỗn hợp X là

A. 10,6 gam.

B. 7,6 gam.

C. 9,2 gam.

D. 4,6 gam.

Câu 14: Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

A. 60,34%.

B. 786,16%.

C. 39,66%.

D. 21,84%.

Câu 15: Hỗn hợp X gồm một axit và một rượu đều no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 12,88 gam X thu được 0,54 mol CO2 và 0,64 mol H2O. Khi đun nóng 12,88 gam X với H2SO4 đặc thì thu được m gam este với hiệu suất 80%. Giá trị của m là

A. 10,2 gam

B. 11,22 gam

C. 8,16 gam

D. 12,75 gam

Câu 16: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và hợp chất hữu cơ Z. Tên của X là

A. etyl propionat

B. etyl axetat

C. isopropyl axetat

D. metyl propionat

Câu 17: Cho 27,48 gam axit picric vào bình kín dung tích 20 lít rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí gồm CO2, CO, N2 và H2. Giữ bình ở 1223oC thì áp suất của bình là P atm. Giá trị của P là

A. 5,21.

B. 6,624.

C. 8,32.

D. 7,724.

Câu 18: Trung hòa 5,48 g hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn khan có khối lượng là

A. 4,9g.

B. 6,8g.

C. 8,64g.

D. 6,84g.

Câu 19: Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm phenol, axit axetic tác dụng với dung dịch NaOH 2,5M thì cần vừa đủ 100 ml dung dịch. % số mol của phenol trong hỗn hợp là

A. 18,49%.

B. 40,00%.

C. 41,08%.

D. 14,49%.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 17,6 gam một axit cacboxylic no X được sản phẩm cháy là CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo được 80 gam kết tủa và khối lượng dung dịch trong bình giảm so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 30,4 gam. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 21: Rót từ từ 250 ml dung dịch CH3COOH 1M vào 200 ml dung dịch K2CO3 1M sau khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí ở đktc, giá trị của V là

A. 1,008

B. 1,12

C. 0,896

D. 1,344

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hơi 1 axit no, đơn chức, mạch hở trong 0,1 mol O2, thu được hỗn hợp khí và hơi X. Cho X qua H2SO4 đặc, thấy còn 0,09 mol khí không bị hấp thụ. Axit có công thức là

A. HCOOH

B. CH3COOH

C. C3H7COOH

D. C2H5COOH

Câu 23: Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là

A. C2H5COOH.

B. HCOOH.

C. C3H7COOH.

D. CH3COOH.

Câu 24: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức A và một ancol no đơn chức B (A và B đều mạch hở và có khối lượng phân tử bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X được 0,2 mol khí CO2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,84 lít H2 ở (đktc). Tỉ lệ khối lượng của hai chất A và B trong hỗn hợp X là

A. 1:1.

B. 1:3.

C. 1:4.

D. 1:2.

Câu 25: Chia 0,6 mol hỗn hợp gồm một axit đơn chức và một ancol đơn chức thành 2 phần bằng nhau.

+ Phần 1: đốt cháy hoàn toàn, thu được 39,6 gam CO2.

+ Phần 2: đun nóng với H2SO4 đặc, thu được 10,2 gam este E (hiệu suất 100%). Đốt cháy hết lượng E, thu được 22,0 gam CO2 và 9,0 gam H2O. Nếu biết số mol axit nhỏ hơn số mol ancol thì công thức của axit là

A. C3H7COOH.

B. CH3-COOH.

C. C2H5COOH.

D. HCOOH.

Câu 26: Trung hòa 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và một axit hữu cơ đơn chức X cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thì thu được 21,6 gam Ag. X tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây trong điều kiện thích hợp

A. Dung dịch Br2, HCl, khí H2, dung dịch KMnO4.

B. Ancol metylic, H2O, khí H2, phenol.

C. Phenol, dung dịch Br2, khí H2.

D. Na2CO3, CuCl2, KOH.

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn a gam axit cacboxylic không no, đơn chức, mạch hở trong gốc hidrocacbon có chứa 2 liên kết π còn lại là liên kết δ thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 1,8 (g) H2O. Giá trị của a là:

A. 3,5.

B. 11,2.

C. 8,4.

D. 7,0.

Câu 28: Chia hỗn hợp X gồm axit axetic và andehit acrylic có cùng số mol thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với NaHCO3 thu được 1,12 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với lượng dư dung dịch Br2. Số gam Br2 tham gia phản ứng là

A. 8.

B. 16.

C. 24.

D. 12.

Câu 29: Cho m(g) hỗn hợp A gồm axit cacboxylic X, Y (số mol X = số mol Y). biết X no, đơn chức mạch hở và Y đa chức, có mạch cacbon hở, không phân nhánh. Tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp A nói trên thu được 8,8 g CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hh là

A. 30,25%.

B. 69,75%.

C. 40%.

D. 60%.

Câu 30: Khi đun nóng 23,5 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic và axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác thu được 13,2 gam este. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X thu được 20,7 gam nước. Hiệu suất của phản ứng este hóa là

A. 70%.

B. 80%.

C. 75%.

D. 60%.

Câu 31: Axit malic (2-hiđroxi butanđioic) có trong quả táo. Cho m gam axit malic tác dụng với Na dư thu được V1 lít khí H2. Mặt khác, cho m gam axit malic tác dụng với NaHCO3 dư thu được V2 lít khí CO2 (Thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa V1 và V2

A. V1 = 0,75V2

B. V1 = V2

C. V1 = 0,5V2

D. V1 = 1,5V2

Câu 32: Chia một lượng hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ (no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp) và ancol etylic thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 3,92 lít H2 (đktc). Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm sục vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình đựng tăng 56,7 gam và có 177,3 gam kết tủa. Công thức của axit có phân tử khối lớn hơn và thành phần % về khối lượng của nó trong hỗn hợp X là

A. C4H6O2 và 20,7%.

B. C3H6O2 và 71,15%.

C. C4H8O2 và 44,6%.

D.C3H6O2và  64,07%.

Câu 33: Hợp chất hữu cơ X (thành phần nguyên tố C, H, O) có mạch cacbon không phân nhánh. Cho X phản ứng với Na thu được khí H2 có số mol bằng số mol của X tham gia phản ứng. Mặt khác, 13,5 gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư) thu được 16,8 gam muối. Biết X phản ứng với CuO đun nóng, tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia tráng bạc. Công thức của X là

A. CH3-CH(OH)-COOH.

B. CH3-CH2-COOH.

C. CH2OH-CH2-COOH.

D. CH2OH-CH=CH-COOH.

Câu 34: Hỗn hợp T gồm axit ađipic và một axit cacboxylic đơn chức X (X không có phản ứng tráng gương). Biết 3,26 gam T phản ứng được tối đa với 50ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của X trong T là

A. 34,867%

B. 55,215%

C. 64,946%

D. 29,375%

Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn m gam một axit cacboxylic no (mạch cacbon hở và không phân nhánh), thu được 0,344 lít khí CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Giá trị của m là

A. 0,6.

B. 1,46.

C. 2,92.

D. 0,73.

Câu 36: Cho 27,6 gam hợp chất thơm X có công thức C7H6O3 tác dụng với 800ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để trung hòa toàn bộ Y cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Z. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là

A. 56,9 gam.

B. 58,6 gam.

C. 62,2 gam.

D. 31,1 gam.

—— BÀI TẬP VẬN DỤNG ——

Câu 1: Định hướng tư duy giải

Ta có: \({{n}_{A}}=\frac{1,38}{2.13,8}=0,05\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} \overline{C}=1,6 \\ \overline{H}=2 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{CH\equiv CH}}=0,03 \\ {{n}_{Y}}=0,02 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{BTNT}n_{O}^{trong\,Y}=0,02\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{C}_{2}}{{H}_{2}} \\ HCHO:0,02 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}m=0,03.240+0,02.4.108=15,84(gam)\)

===> Chọn C.


Câu 2: Định hướng tư duy giải

\(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{X}}=0,15 \\ {{n}_{NaOH}}=0,25 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\)(Loại A, D)

\(0,15\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{don\,chuc}}=a \\ {{n}_{da\,chuc}}=b \\ \end{array} \right.\) \(\to \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} a+b=0,15 \\ a+2b=0,25 \\ \end{array} \right.\) \(\to \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} a=0,05 \\ b=0,1 \\ \end{array} \right.\) \(\to 0,3\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{don\,chuc}}=0,1 \\ {{n}_{da\,chuc}}=0,2 \\ \end{array} \right.\)

===> Chọn B.


Câu 3: Định hướng tư duy giải

Chú ý: Mạch không nhánh chỉ có thể là đơn chức hoặc 2 chức

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,09 \\ {{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,075 \\ \end{array} \right.\) \(\to X:R{{O}_{4}}\) \(\xrightarrow{2\pi }{{n}_{C{{O}_{2}}}}-{{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,015\)
\(\xrightarrow{BTKL}m=\sum{\left( C,H,O \right)}\) \(=0,09.12+0,075.2+0,015.4.16=2,19\)

===> Chọn A.


Câu 4: Định hướng tư duy giải

\(\xrightarrow{{}}0,2\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,11\xrightarrow{{}}HOOC-R-COOH:0,055 \\ {{n}_{este}}=0,145 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{BTNT.cabon}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} HOOC-COOH:0,055 \\ C{{H}_{3}}C-COOC{{H}_{3}}=0,145 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{BTNT.hidro}{{n}_{H}}=0,055.2+0,145.6=0,98\) \(\to {{m}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{0,98}{2}.18=8,82\)

===> Chọn D.


Câu 5: Định hướng tư duy giải

Quy hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH thành 1 axit chung RCOOH (R=8)

\(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{X}}=0,1 \\ {{n}_{ancol}}=0,125 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}{{m}_{este}}=0,1.0,8\left( RCOO{{C}_{2}}{{H}_{5}} \right)\) \(=6,48\)

===> Chọn C.


Câu 6: Định hướng tư duy giải

Dễ thấy X gồm các chất chứa 1 liên kết π và có 2O.

\(X:{{C}_{n}}{{H}_{2n}}{{O}_{2}}\) \(\xrightarrow{Chay}nC{{O}_{2}}+n{{H}_{2}}O\) \({{n}_{X}}=0,2\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} C{{O}_{2}}:a \\ {{H}_{2}}O:a \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}44a+18a=40,3\) \(\xrightarrow{{}}a=0,65\) \(\xrightarrow{BTNT.oxi}0,2.2+2{{n}_{{{O}_{2}}}}=0,65.3\) \(\to {{n}_{{{O}_{2}}}}=0,775\)

===> Chọn A.


Câu 7: Định hướng tư duy giải

\(\xrightarrow{BTKL}8,64+0,114.56=14,544+{{m}_{{{H}_{2}}O}}\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{2,16}{18}=0,12={{n}_{axit}}\) \(\xrightarrow{{}}{{M}_{axit}}=\frac{8,64}{0,12}=72\)

===> Chọn B.


Câu 8: Định hướng tư duy giải

Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O → Cả Y và Z đều có 2 nguyên tử H trong phân tử.

Cho a = 1 ta có: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} HCOOH:x \\ HOOC-COOH:y \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x+y=1 \\ x+2y=1,6 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x=0,4 \\ y=0,6 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\%HCOOH=\frac{46.0,4}{46.0,4+90.0,6}=25,41\%\)

===> Chọn C.


Câu 9: Định hướng tư duy giải

\(\xrightarrow{BTKL}10+0,06.56+0,04.40\) \(=10,36+{{m}_{{{H}_{2}}O}}\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{4,6}{18}=0,255\) → Vô lý

Do đó axit dư \(\xrightarrow{{}}10,36\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} RCOOK:0,06 \\ RCOONa:0,04 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}R=27\) \(\xrightarrow{{}}C{{H}_{2}}=CH-\)

===> Chọn C.


Câu 10: Định hướng tư duy giải

Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp A thu được a mol H2O → A có 2 H.

Cho a = 1 ta có: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} HCOOH:x \\ HOOC-COOH:y \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x+y=1 \\ x+2y=1,4 \\ \end{array} \right.\) \(\to \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x=0,6 \\ y=0,4 \\ \end{array} \right.\) \(\to %HCOOH=43,4\%\)

===> Chọn C.


Câu 11: Định hướng tư duy giải

\(\xrightarrow{BTKL}3,6+0,5.0,12\left( 56+40 \right)=8,28+{{m}_{{{H}_{2}}O}}\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{1,08}{18}=0,06\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{axit}}=0,06\) \(\xrightarrow{{}}{{M}_{X}}=\frac{3,6}{0,06}=60\)

===> Chọn B.


Câu 12: Định hướng tư duy giải

Ta có \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{\downarrow }}={{n}_{CaC{{O}_{3}}}}=0,2 \\ {{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,4\to {{n}_{-COOH}}={{n}_{COONa}}=0,4 \\ \end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}:0,2 \\ C{{O}_{2}}:0,2 \\ \end{array} \right.\)

Để hiểu ý tưởng giải của mình các bạn hãy tự trả lời câu hỏi. C trong X đi đâu rồi?

\(\xrightarrow{BTNT.C}n_{C}^{trong\,X}={{n}_{X}}=0,4\)

Do đó, số nhóm COOH phải bằng số C.

===> Chọn A.


Câu 13: Định hướng tư duy giải

Vì X là đơn chức và \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{X}}=0,1 \\ {{n}_{{{H}_{2}}}}=0,05 \\ \end{array} \right.\) → Cả hai chất Y và Z đều tác dụng với Na. X có tráng bạc \(\to X\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} HCOOH:0,05 \\ {{C}_{2}}{{H}_{5}}OH:0,05 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}{{m}_{X}}=4,6\)

===> Chọn D.


Câu 14: Định hướng tư duy giải

Khi đốt cho số mol H2O bằng số mol CO2 nên cả X và Y đều có 1 liên kết π trong phân tử.

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{X+Y}}=0,1 \\ {{n}_{Ag}}=0,26 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} X:HCHO:x\,mol \\ Y:HCOOH:y\,mol \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x+y=0,1 \\ 4x+2y=0,26 \\ \end{array} \right.\) \(\to \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x=0,03 \\ y=0,07 \\ \end{array} \right.\) \(\to \%HCHO=\frac{0,03.30}{0,03.30+0,07.46}\) \(=21,84\%\)

===> Chọn D.


Câu 15: Định hướng tư duy giải

\(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,54 \\ {{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,64 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{ancol}}=0,64-0,54=0,1\,\,\,\) \(\xrightarrow{BTKL}n_{{{O}_{2}}}^{phan\,ung}=\frac{0,54.44+0,64.18-12,88}{32}=0,7\) \(\xrightarrow{BTNT.Oxi}n_{O}^{trong\,X}=0,54.2+0,64-0,7.2=0,32\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{ancol}}=0,1 \\ {{n}_{axit}}=0,11 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} C{{H}_{3}}OH:0,1 \\ {{C}_{4}}{{H}_{8}}{{O}_{2}}:0,11 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}m=0,1.0,8\left( 32+88-18 \right)=8,16\)

===> Chọn C.


Câu 16: Định hướng tư duy giải

ta có \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,2 \\ {{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,2 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{BTKL}n_{O}^{trong\,X}=\frac{4,4-0,2.12-0,2.2}{16}=0,1\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{X}}=0,05\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{M}_{X}}=\frac{4,4}{0,05}=88 \\ {{M}_{RCOONa}}=\frac{4,8}{0,05}=96\to R=29 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}{{C}_{2}}{{H}_{5}}COOC{{H}_{3}}\)

===> Chọn D.


Câu 17: Định hướng tư duy giải

\(\xrightarrow{{}}{{n}_{HO{{C}_{6}}{{H}_{2}}{{\left( N{{O}_{2}} \right)}_{3}}}}=\frac{27,48}{229}=0,12\) \(\xrightarrow{BTNT}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{N}_{2}}:0,18 \\ {{H}_{2}}:0,18 \\ CO:a \\ C{{O}_{2}}:b \\ \end{array} \right.\)

===> Chọn B.


Câu 18: Định hướng tư duy giải

\(\xrightarrow{BTKL}5,48+0,6.0,1.40=m+0,6.0,1.18\)\(\to m=6,8\)

===> Chọn B.


Câu 19: Định hướng tư duy giải

\(18,4\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{C}_{6}}{{H}_{5}}OH:a \\ C{{H}_{3}}COOH:b \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} 94a+60b=18,4 \\ a+b={{n}_{NaOH}}=0,25 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} a=0,1 \\ b=0,15 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\%phenol=\frac{0,1}{0,25}=40\%\)

===> Chọn B.


Câu 20: Định hướng tư duy giải

\(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} \xrightarrow{BTNT.C}{{n}_{C{{O}_{2}}}}={{n}_{CaC{{O}_{3}}}}=0,8 \\ \begin{align} &\xrightarrow{BTKL}\Delta m\downarrow =80-\left( 0,8.44+{{m}_{{{H}_{2}}O}} \right)=30,4 \\ &\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\:\xrightarrow{{}}{{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{14,4}{18}=0,8 \\ \end{align} \\ \end{array} \right.\)
Suy ra → X no đơn chức.

\(\xrightarrow{BTKL}n_{O}^{trong\,X}=\frac{17,6-0,8.12-0,8.2}{16}\) \(=0,4\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{X}}=0,2\) \(\xrightarrow{{}}{{M}_{X}}=\frac{17,6}{0,2}=88\)
\(\xrightarrow{{}}\left| \begin{array}{*{35}{l}} C{{H}_{3}}COO{{C}_{2}}{{H}_{5}} \\ {{C}_{2}}{{H}_{5}}COOC{{H}_{3}} \\ HCOO{{C}_{3}}{{H}_{7}}\,\,\,\left( 2\,dp \right) \\ \end{array} \right.\)

===> Chọn B.


Câu 21: Định hướng tư duy giải

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{CO_{3}^{2-}}}=0,2 \\ {{n}_{C{{H}_{3}}COOH}}=0,25 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}0,25=0,2+{{n}_{C{{O}_{2}}}}\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,05\) \(\xrightarrow{{}}V=1,12\)

===> Chọn B.


Câu 22: Định hướng tư duy giải

Vận dụng dồn chất nhấc 0,02 mol OO trong axit ra.

\(\xrightarrow{{}}{{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,06\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,06\) \(\xrightarrow{{}}{{C}_{2}}{{H}_{5}}COOH\)

===> Chọn D.


Câu 23: Định hướng tư duy giải

Ta có: \({{n}_{NaOH}}=\frac{200.2,24}{100.40}=0,112\) \(\xrightarrow{{}}{{M}_{Y}}=\frac{6,72}{0,112}=60\)

===> Chọn D.


Câu 24: Định hướng tư duy giải

Ta có: \({{n}_{{{H}_{2}}}}=0,0375\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{X}}=0,075\) \(\xrightarrow{{}}\overline{C}=2,67\)
\(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} C{{H}_{3}}COOH:a \\ C{{H}_{3}}C{{H}_{2}}C{{H}_{2}}OH:b \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} a+b=0,075 \\ 2a+3b=0,2 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} a=0,025 \\ b=0,05 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\frac{{{m}_{A}}}{{{m}_{B}}}=\frac{1}{2}\)

===> Chọn D.


Câu 25: Định hướng tư duy giải

Khi đốt cháy E: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,5 \\ {{n}_{ancol}}=0,5 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}{{C}_{5}}{{H}_{10}}{{O}_{2}}:0,1\)

Vậy trong mỗi phần \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{axit}}=0,1 \\ {{n}_{ancol}}=0,2 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{Chay}{{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,9\) \(\xrightarrow{BTNT.C}HCOOH\)

===> chọn D.


Câu 26: Định hướng tư duy giải

\(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} HCOOH:0,1\xleftarrow{{}}\left( {{n}_{Ag}}=0,2 \right) \\ RCOOH:b \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}0,1+b={{n}_{NaOH}}=0,15\)
\(\xrightarrow{{}}b=0,05\) \(\xrightarrow{BTKL}0,1.46+0,05.\left( R+45 \right)=8,2\) \(\xrightarrow{{}}R=27\)\(\xrightarrow{{}}C{{H}_{2}}=CH-COOH\)

===> A. Đúng.
B. Sai. Vì có phenol.
C. Sai. Vì có phenol.
D. Sai. Vì có CuCl2


Câu 27: Định hướng tư duy giải

Vì axit có tổng cộng 3 liên kết π nên:

\({{n}_{C{{O}_{2}}}}-{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2{{n}_{axit}}\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{axit}}=\frac{0,3-0,1}{2}=0,1\) \(\xrightarrow{{}}n_{O}^{trong\,\,axit}=0,2\) \(\xrightarrow{BTKL}a=\sum{m\left( C,H,O \right)}\) \(=0,3.12+0,1.2+0,2.16=7\)

===> Chọn D.


Câu 28: Định hướng tư duy giải

\({{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,05\) \(\xrightarrow{BTNT.C}{{n}_{C{{H}_{2}}=CH-CHO}}={{n}_{C{{H}_{3}}COOH}}=0,05\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{B{{r}_{2}}}}=2.0,05=0,1\) \(\xrightarrow{{}}m=16\)

===> Chọn B.
Chú ý: Phản ứng giữa Brom vào nhóm CHO không phải phản ứng cộng.


Câu 29: Định hướng tư duy giải

Vì Y mạch không nhánh nên Y có hai chức.

\(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{C}_{n}}{{H}_{2n}}{{O}_{2}}:a \\ {{C}_{m}}{{H}_{2m-2}}{{O}_{4}}:a \\ \end{array} \right.\)\(\,\,{{n}_{{{H}_{2}}}}=0,075\) \(\xrightarrow{{}}a+2a=0,075.2\) \(\xrightarrow{{}}a=0,05\) \({{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,2\) \(\xrightarrow{{}}0,05\left( n+m \right)=0,2\) \(\xrightarrow{{}}n+m=4\)

+ Trường hợp 1: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} HCOOH:0,05 \\ HOOC-C{{H}_{2}}-COOH:0,05 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\%X=\frac{46}{46+104}=30,67\) → (Không có đáp án)

+ Trường hợp 2: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} C{{H}_{3}}COOH:0,05 \\ HOOC-COOH:0,05 \\ \end{array} \right.\) \(\to \%X=\frac{60}{60+90}=40\%\)

===> Chọn C.


Câu 30: Định hướng tư duy giải

\(23,5\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{C}_{2}}{{H}_{6}}O:a \\ C{{H}_{3}}COOH:b \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} 46a+60b=23,5 \\ \xrightarrow{BTNT.Hidro}6a+4b=1,15.2 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} a=0,25 \\ b=0,2 \\ \end{array} \right.\)
\(\xrightarrow{{}}{{n}_{este}}=\frac{13,2}{88}=0,15\) \(\xrightarrow{{}}H=\frac{0,15}{0,2}=75\%\)

===> Chọn C.


Câu 31: Định hướng tư duy giải

Axit malic HOOC-CH(OH)-CH2-COOH.

m gam axit tương ứng với a mol: \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} a\,\,mol\,\,malic\xrightarrow{Na}{{n}_{{{H}_{2}}}}=1,5a \\ a\,\,mol\,\,malic\xrightarrow{NaHC{{O}_{3}}}{{n}_{C{{O}_{2}}}}=2a \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}=\frac{1,5}{2}=0,75\)

Câu 32: Định hướng tư duy giải

Ta có: \({{n}_{{{H}_{2}}}}=0,175\xrightarrow{{}}{{n}_{ancol+axit}}=0,175.2=0,35\)

Với phần 2 ta có: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{C{{O}_{2}}}}=n\downarrow =0,9 \\ {{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{56,7-0,9.44}{18}=0,95 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{ancol}}={{n}_{{{H}_{2}}O}}-{{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,05\) \(\xrightarrow{{}}{{n}_{axit}}=0,3\) \(\xrightarrow{{}}\overline{n}=\frac{0,9-0,05.2}{0,3}=2,67\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} C{{H}_{3}}COOH:a \\ {{C}_{2}}{{H}_{5}}COOH:b \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} a+b=0,3 \\ 2a+3b=0,8 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} a=0,1 \\ b=0,2 \\ \end{array} \right.\)

===> Chọn D.


Câu 33: Định hướng tư duy giải

nH2 = nX loại B ngay.

X + CuO \(\xrightarrow{t{}^\circ }\)cho sản phẩm tráng được Ag (Loại A ngay)
\(\Delta m\uparrow =16,8-13,5=3,3\) \(\to {{n}_{X}}=\frac{3,3}{23-1}=0,15\) \({{M}_{X}}=\frac{13,5}{0,15}=90\)

===> Chọn C.


Câu 34: Định hướng tư duy giải

– Với những bài toán kiểu này ta nên thử ngay.
– Không nên biện luận sẽ mất rất nhiều thời gian.
– Khi ta thử mà thấy có đáp số thì chọn luôn.

\({{n}_{NaOH}}=0,05\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} HOOC{{\left[ C{{H}_{2}} \right]}_{4}}COOH:a \\ C{{H}_{3}}COOH:b \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} 2a+b=0,05 \\ 146a+60b=3,26 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} a=0,01 \\ b=0,03 \\ \end{array} \right.\)

===> Chọn B.


Câu 35: Định hướng tư duy giải

Vì mạch là thẳng nên chỉ xảy ra axit là đơn chức hoặc 2 chức.

Vì \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,06 \\ {{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,05 \\ \end{array} \right.\) nên axit là 2 chức \({{n}_{axit}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}-{{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,06-0,05=0,01\)
\(\xrightarrow{{}}n_{O}^{trong\,\,axit}=0,01.4=0,04\) \(\xrightarrow{BTKL}m=0,06.12+0,05.2+0,04.16=1,46\)

===> Chọn B.


Câu 36: Định hướng tư duy giải

\(\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{n}_{X}}=0,2 \\ {{n}_{NaOH}}=0,8 \\ {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,1 \\ \end{array} \right.\) \(\xrightarrow{BTNT}{{m}_{Z}}=58,6\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{C}_{6}}{{H}_{4}}{{O}_{2}}N{{a}_{2}}:0,2 \\ N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}:0,1 \\ HCOONa:0,2 \\ \end{array} \right.\)

===> Chọn B.