3.1.1 Bài toán về andehit – P.1 Định hướng tư duy

27/11/2021
Đăng bởi Nhật Tài

Các phần còn lại của Chuyên mục Bài toán về Andehit

Phần 1: Định Hướng Tư Duy

Phần 2: Bài Tập Vận Dụng Cơ Bản

Phần 3: Bài Tập Vận Dụng Số 2

A. Định hướng tư duy

Những dạng toán về andehit thường khá đơn giản do tính chất của andehit ít. Các bạn chỉ cần nhớ một số vấn đề sau:

(1).Với các phản ứng tráng bạc thì cứ 1 mol CHO cho 2 mol Ag (Trừ HCHO cho 4 mol Ag)

(2). Chú ý các chất đặc biệt: HCHO, HCOOH, HCOOR, HCOONa, nối ba đầu mạch.

(3). RCHO với R là gốc no có thể tác dụng với dung dịch nước Br2 nhưng không tác dụng được với Br2/CCl4.

(4). Oxi hóa RCHO + O → RCOOH 

(5). Khi đốt cháy ta cũng có: nCO2 – nH2O = (k-1)nX

B. Ví dụ minh họa

Câu 1: Cho 0,1 mol anđehit X phản ứng tối đa với 0,3 mol H2, thu được 9 gam ancol Y. Mặt khác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 10,8

B. 16,2

C. 21,6

D. 5,4

*** Định hướng tư duy giải:

Dễ dàng suy ra MY = 90 → C4H10O2 suy ra X có hai nhóm – CHO

Ta có:  

*** Giải thích tư duy:

Khi cho anđehit tác dụng với H2 tạo ancol thì số mol ancol thu được cũng là 0,1 mol.

——————

Câu 2: Cho hợp chất hữu cơ X (phân tử chỉ chứa C, H, O và một loại nhóm chức). Biết 5,8 gam X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Mặt khác 0,1 mol X sau khi hiđro hóa hoàn toàn phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOH

B. OHC-CH2-CHO

C. OHC-CHO

D. HCHO

*** Định hướng tư duy giải:

Ta có : X có hai nhóm – CHO .

Lại có nAg = 0,4(mol) → nX = 0,1 → MX = 58 

——————

Câu 3: Chia 14,2 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 1 phần thu được 15,4 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Cho phần 2 tác dụng với lượng dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam bạc. Phần trăm khối lượng của andehit có phân tử khối lớn hơn là

A. 559,15

B. 39,43

C. 78,87

D. 21,13

*** Định hướng tư duy giải:

Ta có:  

Ta lại có:  

*** Giải thích tư duy:

Do đơn chức nên số mol O bằng số mol hỗn hợp X

nên phải có một anđêhit là HCHO.

Để không phải tìm RCHO là gì ta tính %HCHO rồi lấy 100% trừ đi % của HCHO.

——————

Câu 4: Cho 10,2 gam hợp chất hữu cơ X (có thành phần nguyên tố C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,45 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 32,4 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là

A.  

B. CH3-C C-CHO

C. CH2=C=CH-CHO

D. CH C-CH2-CHO

*** Định hướng tư duy giải:

  Ta có: X có liên kết 3 đầu mạch

  

——————

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a mol anđêhit đơn chức X thì thu được 3a mol CO2. Cho 0,1 mol X tác dụng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư thì thu được tối đa m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 21

B. 31

C. 41

D. 51

*** Định hướng tư duy giải:

  Ta có:  

*** Giải thích tư duy:

Vì X có 3 nguyên tử C và đơn chức nên để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì X phải có công thức

——————

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 1 andehit đơn chức mạch hở và 1 hidrocacbon mạch hở có cùng số mol, cùng số C và cùng số H thu được 3a mol CO2 và 2a mol H2O. Mặt khác, cho 0,8 mol X tác dụng hoàn toàn với lượng dư Br2/CCl4. Thấy có b mol Br2 phản ứng. Giá trị của b là 

A. 1,6

B. 1,2

C. 2,4

D. 2,0

*** Định hướng tư duy giải:

  Dễ dàng suy ra X là:  

*** Giải thích tư duy:

Chú ý: nhóm – CHO không tác dụng với Br2/CCl4 

Nhóm CHO chỉ tác dụng với Br2 trong H2O.

——————

Câu 7: Hỗn hợp M gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở X và Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một liên kết π). Hiđro hóa hoàn toàn 10,1 gam M cần dùng vừa đủ 7,84 lít H2 (đktc), thu được hỗn hợp N gồm hai ancol tương ứng. Cho toàn bộ lượng N phản ứng hết với 6,9 gam Na. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 17,45 gam chất rắn. Công thức của X và Y lần lượt là

A. CH3CHO và C2H3CHO

B. HCHO và C3H5CHO 

C. CH3CHO và C3H5CHO

D. HCHO và C2H3CHO

*** Định hướng tư duy giải:

Nhìn vào các đáp án dễ thấy X có 1 liên kết pi và Y có 2 liên kết pi. 

Khi đó:  

Nhận thấy   

*** Giải thích tư duy:

Bài toán này các phương án đã cho sẵn các công thức của các chất nên tốt nhất ta kết hợp suy luận nhanh từ các đáp án.

——————

Câu 8: Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử ankin có cùng số nguyên tử H nhưng ít hơn một nguyên tử C so với phân tử anđehit). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 2,4 mol CO2 và một mol nước. Nếu cho một mol hỗn hợp này tác dụng với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 308g

B. 301,2g

C. 230,4g

D. 144g

*** Định hướng tư duy giải:

*** Giải thích tư duy:

Do số nguyên tử H bằng nhau nên cả hai chất đều có 2 nguyên tử H. Từ đó dễ dàng suy CTCT của các chất.

——————

Câu 9: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M, thu được 13,44 lít khí CO2 (ở đktc) và 6,48 gam H2O. Nếu cho 0,1 mol hỗn hợp M tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Số mol AgNO3 phản ứng là

A. 0,20

B. 0,14

C. 0,12

D. 0,10

*** Định hướng tư duy giải:

*** Giải thích tư duy:

Các chất chứa C, H, O thì số nguyên tử H luôn là số chẵn. Do đó, nếu có H thì số nguyên tử H ít nhất phải là 2.

——————

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit cần dùng vừa đủ 0,375 mol O2, thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng Ag thu được là

A. 32,4 gam

B. 48,6 gam

C. 75,6 gam

D. 64,8 gam

*** Định hướng tư duy giải:

Do số mol nước bằng số mol CO2 nên X là các andehit no đơn chức 

Ta có:  

Do đó:

→ 0,15.2 < nAg < 0,15.4

→ 32,4 < mAg < 64,8

*** Giải thích tư duy:

Ở bài toán này với Ctb thì ta chỉ có thể suy ra hỗn hợp chắc chắc có HCHO. Vì không thể có 2 andehit đơn chức khác nhau mà có 2C. Nhiều bạn ngộ nhận cho hỗn hợp là HCHO và C2H5CHO với số mol bằng nhau (đây chỉ là một trường hợp đặc biệt)