4.5. Bài toán áp dụng phương trình ion thu gọn, bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng

13/12/2021
Đăng bởi Nhật Tài

A. Định hướng tư duy

+ Trong một dung dịch luôn trung hòa về điện $\xrightarrow{{}}{{n}_{+}}={{n}_{-}}$

Ví dụ: Xét dung dịch chứa

$\left\{ \begin{align}
  & C{{l}^{-}}:a \\
 & SO_{4}^{2-}:b \\
 & F{{e}^{3+}}:c \\
 & A{{l}^{3+}}:d \\
\end{align} \right.\xrightarrow{BTDT}\underbrace{a+2b}_{{{n}_{-}}}=\underbrace{3c+3d}_{{{n}_{+}}}$

+ Chú ý những chất kết tủa và bay hơi thường gặp: BaSO4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, NH3, AgCl, BaCO3, CaCO3

+ Áp dụng định luật BTKL và BTĐT

+ Chú ý bài toán nhiệt phân Ba(HCO3)2 hoặc Ca(HCO­3)2 cho BaCO3; CaCO3. Nếu đề bài nói nung tới khối lượng không đổi thì cho BaO và CaO.

B. Ví dụ áp dụng

Ví dụ 1: Một cốc nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl, d mol HCO3. Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là:

A. 2a + 2b = c – d.                                     B. a + b = c + d.         

C. 2a + 2b = c + d.                                    D. a + b = 2c + 2d.

*** Định hướng tư duy giải:

$\xrightarrow{BTDT}2a+2b=c+d$


Ví dụ 2: Một dung dịch có a mol NH4+, b mol Mg2+, c mol SO42- và d mol HCO3. Biểu thức nào biểu thị sự liên quan giữa a, b, c, d sau đây là đúng?

A. a + 2b = c + d.       B. a + 2b = 2c + d.          C. a + b = 2c + d.           D. a + b = c + d. 

*** Định hướng tư duy giải:

$\xrightarrow{BTDT}a+2b=2c+d$


Trên đây là trích một phần lý thuyết. Để xem đầy đủ Phương Pháp Giải Nhanh Bài Tập (Lý thuyết, Bài tập, Hướng dẫn giải), bạn có thể tải file bên dưới.