1.1. Bài toán Fe, FexOy tác dụng với HCl, H2SO4 loãng

13/12/2021
Đăng bởi Nhật Tài

1.1. Bài toán Fe, FexOy tác dụng với HCl, H2SO4 loãng.

A. Định hướng tư duy

Dạng toán này chúng ta có thể tư duy theo hai hướng như sau:

          + Hướng tư duy 1: Bảo toàn nguyên tố H và O khi đó H trong các axit sẽ chạy vào trong H2O và bay lên dưới dạng khí H2.

          + Hướng tư duy 2: Tư duy phân chia nhiệm vụ H+ , H+ là hai nhiệm vụ là sinh ra khí H2 và sinh ra H2O.

Để tính toán khối lượng muối ta thường dùng bảo toàn khối lượng.

B. Ví dụ minh họa

Câu 1: Cho Fe dư vào trong 200 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M thấy a mol khí H2 thoát ra. Giá trị của a là?

A. 0,20                   B. 0,15                       C. 0,25                      D. 0,30

*** Định hướng tư duy giải

Ta có: nH+ = 0,2(1+0,5.2) = 0,4 $\xrightarrow{BTNT.H}{{n}_{{{H}_{2}}}}=0,2\to a=0,2$

*** Giải thích tư duy

H2 thoát ra chính là toàn bộ H có trong các axit. Vì ở đây ta dùng Fe dư.


Câu 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X chưa Fe và FeO bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,2 mol HCl. Sau phản ứng thu được 0,05 mol khí H2. Khối lượng của FeO trong X là?

A. 3,60                   B. 4,80                       C. 5,40                      D. 4,32

*** Định hướng tư duy giải

Ta có: $\left\{ \begin{align}
& {{n}_{{{H}^{+}}}}=0,2 \\
 & {{n}_{{{H}_{2}}}}=0,05 \\
\end{align} \right.$$\xrightarrow{BTNT.H}{{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,05$$\to {{n}_{FeO}}=0,05$$\to {{m}_{FeO}}=3,6$

*** Giải thích tư duy

H trong HCl chạy vào H2 và chui trong H2O. O trong nước chính là O trong FeO.


Trên đây là trích một phần lý thuyết. Để xem đầy đủ Phương Pháp Giải Nhanh Bài Tập (Lý thuyết, Bài tập, Hướng dẫn giải), bạn có thể tải file bên dưới.