Danh mục

Chuyên Đề 2: Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Và Định Luật Tuần Hoàn

11/12/2021
Đăng bởi Nhật Tài

I. Xác định nguyên tố phi kim dựa vào hóa trị cao nhất trong hợp chất với O và hóa trị trong hợp chất với H

Phương pháp giải

      Một nguyên tố phi kim R tạo hợp chất oxit cao nhất là R2On và hợp chất với H là RHm thì n + m = 8.

      Hóa trị cao nhất của một nguyên tố = số thứ tự của nhóm = số electron ngoài cùng (đối với nguyên tố s, p).

II. Tìm các nguyên tố và xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Phương pháp giải

● Xác định nguyên tố

      Đối với 82 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn, giữa số proton và nơtron có mối liên hệ :

$1\le \frac{n}{p}\le 1,5$

      Nếu đề cho biết các thông tin về mối liên quan giữa các hạt cơ bản của nguyên tử, phân tử; thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tử trong phân tử. Thì ta thiết ta lập hệ phương trình liên quan đến các hạt cơ bản của nguyên tử, phân tử. Sau đó giải hệ phương trình để tìm số proton của các nguyên tử.   

      Hai nguyên tố ở cùng một nhóm và ở hai chu kì kế tiếp thì cách nhau 8 hoặc 18 nguyên tố.

● Xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn :

      – Đối với nguyên tố nguyên tố s, p (thuộc nhóm A) :

+ Ô nguyên tố = số p = số electron = số hiệu nguyên tử.

+ Số thứ tự của chu kì = số lớp electron.

+ Số thứ tự của nhóm = số electron ở lớp ngoài cùng.

      – Đối với nguyên tố d (thuộc nhóm B)

+ Việc xác định ô nguyên tố và chu kì tương tự như đối với nguyên tố s, p.

+ Số thứ tự của nhóm phụ thuộc vào số electron trên các phân lớp (n-1)dxnsy (n4) :

x + y < 8 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y).

8 x + y 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIII.

x + y >10 thì nguyên tố thuộc nhóm [(x + y) – 10].

Trên đây là trích một phần lý thuyết. Để xem đầy đủ Phương Pháp Giải Bài Tập (Lý thuyết, Bài tập, Hướng dẫn giải), bạn có thể tải file bên dưới.