——————
Gồm 4 Bài:
+ Bài 1: Sự Điện Li
+ Bài 2: Axit, Bazơ và Muối
+ Bài 3: Sự Điện Li Của Nước. pH. Chất Chỉ Thị Axit – Bazơ
+ Bài 4: Phản Ứng Trao Đổi Ion Trong Dung Dịch Chất Điện Li
I. Pha trộn dung dịch có cùng chất tan. Cô cạn, pha loãng dung dịch
Dạng 1 : Pha trộn hai dung dịch có cùng chất tan hoặc pha nước vào dung dịch chứa 1 chất tan
Phương pháp giải
● Nếu pha trộn hai dung dịch có nồng độ phần trăm khác nhau thì ta dùng công thức :
\(\frac{\mathrm{m_1}}{\mathrm{m_2}}\,\,=\,\, \frac{\mathrm{|C_2 – C|}}{\mathrm{|C_1 – C|}}\,\,(1) \)
Trong đó C1, C2, C là nồng độ %
● Nếu pha trộn hai dung dịch có nồng độ mol khác nhau thì ta dùng công thức :
$\frac{\mathrm{V_1}}{\mathrm{V_2}}\,\,=\,\, \frac{\mathrm{|C_2 – C|}}{\mathrm{|C_1 – C|}}\,\,(2)$
Trong đó C1, C2, C là nồng độ mol/lít
● Nếu pha trộn hai dung dịch có khối lượng riêng khác nhau thì ta dùng công thức :
$\frac{\mathrm{V_1}}{\mathrm{V_2}}\,\,=\,\, \frac{\mathrm{|d_2 – d|}}{\mathrm{|d_1 – d|}}\,\,(3)$
Dạng 2 : Hòa tan một khí (HCl, HBr, NH3…), một oxit (SO3, P2O5, Na2O…), một oleum H2SO4.nSO3 hoặc một tinh thể (CuSO4.5H2O, FeSO4.7H2O, NaCl…) vào nước hoặc dung dịch chứa một chất tan để được một dung dịch mới chứa một chất tan duy nhất
Phương pháp giải
● Trường hợp hòa tan tinh thể muối vào dung dịch thì ta coi tinh thể đó là một dung dịch có nồng độ phần trăm là : C% $=\,\frac{\mathrm{m}_{chất\,tan}}{\mathrm{m}_{tinh\,thể}}$.100% , sau đó áp dụng công thức :
$\frac{\mathrm{m_1}}{\mathrm{m_2}}\,\,=\,\, \frac{\mathrm{|C_2 – C|}}{\mathrm{|C_1 – C|}}\,\,(1)$
● Trường hợp hòa tan khí (HCl, HBr, NH3…) hoặc oxit vào dung dịch thì ta viết phương trình phản ứng của khí hoặc oxit với nước (nếu có) trong dung dịch đó, sau đó tính khối lượng của chất tan thu được. Coi khí hoặc oxit đó là một dung dịch chất tan có nồng độ phần trăm là :
C% $=\,\frac{\mathrm{m}_{chất\,tan}}{\mathrm{m}_{oxit\,(\,hoặc\,HCl,\,NH_3\,)}}$.100% = (C% $\geq$ 100%), sau đó áp dụng công thức :
$\frac{\mathrm{m_1}}{\mathrm{m_2}}\,\,=\,\, \frac{\mathrm{|C_2 – C|}}{\mathrm{|C_1 – C|}}\,\,(1)$
● Nhận xét chung đối với dạng 1 và dạng 2:
Trong các bài tập : Pha trộn hai dung dịch có cùng chất tan; hòa tan oxit axit, oxit bazơ, oleum H2SO4.nSO3, khí HCl, NH3…vào nước hoặc dung dịch chứa một chất tan để được một dung dịch mới chứa chất tan duy nhất, nếu đề bài yêu cầu tính khối lượng, thể tích, tỉ lệ khối lượng, tỉ lệ thể tích của các chất thì ta sử dụng các sơ đồ đường chéo để tính nhanh kết quả. Nhưng nếu đề bài yêu cầu tính nồng độ %, nồng độ mol, khối lượng riêng thì ta sử dụng cách tính toán đại số thông thường sẽ nhanh hơn nhiều so với dùng sơ đồ đường chéo (xem nhận xét ở các ví dụ : 4 ; 7 ; 8 ; 11)
Trên đây là trích một phần lý thuyết. Để xem đầy đủ Phương Pháp Giải Bài Tập (Lý thuyết, Bài tập, Hướng dẫn giải), bạn có thể tải file bên dưới.