A. Tư duy giải toán
I. Công thức NAP.332 và phạm vi áp dụng
Hỗn hợp X chứa các aminoaxit (no, mạch hở, có một nhóm COOH và một nhóm NH2) và các peptit tạo bởi các aminoaxit. Khi đốt cháy X bằng lượng vừa đủ khí O2 thu được CO2, H2O và N2. Khi đó, ta luôn luôn có các công thức sau:
$(1).\xrightarrow{NAP.332}3{{n}_{C{{O}_{2}}}}-3{{n}_{{{N}_{2}}}}=2{{n}_{{{O}_{2}}}} $
$(2).\xrightarrow{NAP.332}3{{n}_{{{H}_{2}}O}}-3{{n}_{X}}=2{{n}_{{{O}_{2}}}} $
$(3).\xrightarrow{NAP.332}{{n}_{C{{O}_{2}}}}-{{n}_{{{H}_{2}}O}}={{n}_{{{N}_{2}}}}-{{n}_{X}} $ (hệ quả từ (1) và (2))
II. Tư duy dồn chất áp dụng vào bài toán peptit
Để xử lí bài toán hữu cơ nói chung và peptit nói riêng với tư duy dồn chất ta có thể tìm ra kết quả nhanh gọn và đơn giản hơn rất nhiều. Có lẽ, tôi không cần nói nhiều về điều này nữa vì ở các cuốn sách trước tôi đã nói tương đối kĩ về “tư duy dồn chất” rồi.
Với peptit (tạo từ Gly, Ala,Val) thì chúng ta sẽ dồn chất như sau:
Peptit$\xrightarrow{DC}\left\{ \begin{align} & {{C}_{n}}{{H}_{2n-1}}NO \\ & {{H}_{2}}O \\ \end{align} \right.$$\xrightarrow{DC}\left\{ \begin{align} & C{{H}_{2}} \\ & N{{O}_{-1}} \\ & {{H}_{2}}O \\ \end{align} \right.$Trong hướng dồn trên các bạn thấy xuất hiện NO-1 nghĩa là thế nào? Ở đây tôi đã hoán đổi nguyên tố bằng cách lắp 1 đơn vị từ (NO có M = 30) thành (NO-1 có M = 29). Tại sao tôi lại làm như vậy? Lý do rất đơn giản vì các bài toán về peptit thường cho số mol CO2, số mol N (NaOH hoặc KOH) và số mol hỗn hợp peptit. Do đó, khi dồn kiểu này ta sẽ xử lý được rất nhanh khối lượng của hỗn hợp peptit.
*** Chú ý khi áp dụng:
+ Khi vận dụng ở cấp độ thấp thì chỉ cần nhìn vào vấn đề xem có dữ kiện liên quan tới công thức nào thì ốp công thức đó.
+ Khi vận dụng linh hoạt ở cấp độ cao thì cần phải khéo léo và tinh tế sẽ làm giảm khối lượng tính toán liên quan tới bài toán đốt cháy peptit đi rất nhiều.
+ Với các peptit tạo bởi Glu và Lys, hoặc bài toán hỗn hợp chứa peptit và các hợp chất hữu cơ khác (amin, este, ancol,…) ta cũng hoàn toàn có thể áp dụng được NAP.332, tuy nhiên phải kết hợp với “dồn chất”. Những dạng toán này mời bạn xem ở cuốn nâng cao 8, 9, 10.
Trên đây là trích một phần giới thiệu về tài liệu. Để xem đầy đủ Phương Pháp Giải Bài Tập (Lý thuyết, Bài tập, Hướng dẫn giải), bạn có thể tải file bên dưới.