A. Định hướng tư duy
Dạng này các bạn chỉ cần tư duy theo hướng “chiến thắng thuộc về kẻ mạnh” nghĩa là các anion (Cl–, NO3–, SO42-) sẽ được phân bố theo thứ tự từ kim loại mạnh nhất (Mg) tới kim loại yếu nhất (Ag). Bên cạnh đó các bạn có thể cần áp dụng thêm các định luật bảo toàn đặc biệt là BTKL và sự di chuyển điện tích. Tóm lại tư duy để xử lý dạng toán này là:
– Xét hệ kín gồm các kim loại và anion.
– Phân bổ anion cho các kim loại trong hệ từ Mg tới Ag.
– Áp dụng các định luật bảo toàn (BTKL) nếu cần.
– Có thể cần chú ý tới sự di chuyển (thay đổi điện tích).
B. Ví dụ minh họa
Câu 1: Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,02 mol FeCl3, 0,05 Fe(NO3)3 và 0,05 mol CuCl2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,16 gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 7,8. B. 8,4. C. 9,1. D. 10,4.
*** Định hướng tư duy giải:
Ta có: $5,16\left\{ \begin{align} & {{n}_{Cu}}=0,05 \\ & {{n}_{Fe}}=0,035 \\ \end{align} \right.$$\xrightarrow{{}}{{n}_{-}}=0,06+0,15+0,1=0,31$ $\xrightarrow{DSDT}\left\{ \begin{align} & {{n}_{Z{{n}^{2+}}}}:a\,mol \\ & {{n}_{F{{e}^{2+}}}}:0,035mol \\ & {{n}_{-}}:0,31 \\ \end{align} \right.$$\xrightarrow{BTDT}a=0,12$$\xrightarrow{{}}m=7,8\,gam$*** Giải thích tư duy:
Ta có ngay lượng chất rắn 5,16 gam phải là Cu và Fe $\xrightarrow{{}}$ dung dịch sẽ có Zn2+; Fe2+ và điện tích âm NO3– + Cl– (để cho gọn tôi quy thành n_ )
Trên đây là trích một phần giới thiệu về tài liệu. Để xem đầy đủ Phương Pháp Giải Bài Tập (Lý thuyết, Bài tập, Hướng dẫn giải), bạn có thể tải file bên dưới.