3.2. Bài toán kim loại tác dụng với HNO3

13/12/2021
Đăng bởi Nhật Tài

A. Định hướng tư duy

+ Chú ý: Với các bài toán có Al – Zn – Mg thường sẽ có NH4NO3

+ Cần đặc biệt để ý tới số mol electron nhường nhận

+ Những phương trình quan trọng cần nhớ (phân chia nhiệm vụ H+)

\[\begin{align} & (1).\text{ 2HN}{{\text{O}}_{3}}+e\xrightarrow{{}}NO_{3}^{-}+N{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O \\ & (2).\text{ 4HN}{{\text{O}}_{3}}+3e\xrightarrow{{}}3NO_{3}^{-}+NO+2{{H}_{2}}O \\ & (3).\text{ 10HN}{{\text{O}}_{3}}+8e\xrightarrow{{}}8NO_{3}^{-}+{{N}_{2}}O+5{{H}_{2}}O \\ & (4).\text{ 10HN}{{\text{O}}_{3}}+8e\xrightarrow{{}}8NO_{3}^{-}+N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}+3{{H}_{2}}O \\ & (5).\text{ 12HN}{{\text{O}}_{3}}+10e\xrightarrow{{}}10NO_{3}^{-}+{{N}_{2}}+6{{H}_{2}}O \\ \end{align}\]

Từ các phương trình trên ta thấy số mol e luôn bằng số mol NO3 ở vế phải của phương trình. Ở đây chính là quá trình đổi electron lấy NO3 của kim loại.

B. Ví dụ minh họa

Câu 1: Hỗn hợp X chứa 0,03 mol Cu; 0,03 mol Zn; 0,03 mol Mg và 0,02 mol Al. Cho toàn bộ lượng X trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 (đặc, nóng) thu được sản phẩm khử duy nhất là khí NO2 và dung dịch sau phản ứng chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 17,05 gam         B. 13,41 gam             C. 16,41 gam             D. 20,01 gam

*** Định hướng tư duy giải:

Ta có ${{n}_{e}}=0,03.(2+2+2)+0,02.3=0,24$$\xrightarrow{{}}n_{NO_{3}^{-}}^{{}}=0,24$

$\xrightarrow{{}}m=0,03(64+65+24)+0,02.27+0,24.62=20,01$

*** Giải thích tư duy:

Đổi 0,24 mol e lấy 0,24 mol NO3. Khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng NO3


Trên đây là trích một phần giới thiệu về tài liệu. Để xem đầy đủ Phương Pháp Giải Bài Tập (Lý thuyết, Bài tập, Hướng dẫn giải), bạn có thể tải file bên dưới.