3.1. Bài toán kim loại tác dụng với HCl, H2SO4 loãng

13/12/2021
Đăng bởi Nhật Tài

A. Định hướng tư duy

Đây là dạng toán rất đơn giản. Bản chất chỉ là quá trình thay thế điện tích dương trong dung dịch.

Nghĩa là ion H+ được thay thế bằng ion kim loại (đứng trước hidro trong dãy điện hoá). Khi đó H+ biến thành H2, còn anion thường là Cl, hoặc SO42- sẽ đi vào muối. Những câu hỏi quan trọng:

H+ trong axit đã biến đi đâu? Muối gồm những thành phần nào?

Câu trả lời sẽ là: H+ trong axit biến thành H2.

Đồng thời kim loại kết hợp với gốc axit tương ứng (Cl; SO42-) để tạo muối.

Chú ý: Một số bài toán cần chú ý tới sự chênh lệch số mol e nhường (nhận); Cu và Ag không tan trong HCl hoặc H2SO4 loãng.

B. Ví dụ minh họa

Câu 1: Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng nóng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và 10 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 20,4                   B. 18,4                       C. 8,4                        D. 15,4

*** Định hướng tư duy giải:

Chú ý: Cu không tan trong H2SO4 loãng nóng.

Ta có: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=0,15$$\xrightarrow{{}}{{n}_{Fe}}=0,15$$\xrightarrow{{}}m=10+0,15.56=18,4$

*** Giải thích tư duy:

Vì Cu không tác dụng H2SO4 loãng nên chất tan chỉ là Fe.


Trên đây là trích một phần giới thiệu về tài liệu. Để xem đầy đủ Phương Pháp Giải Bài Tập (Lý thuyết, Bài tập, Hướng dẫn giải), bạn có thể tải file bên dưới.