A. Định hướng tư duy
+ Hỗn hợp chứa kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm khi hòa vào nước thì kiềm và kiềm thổ sẽ sinh ra OH– sau đó có sự chuyển dịch điện tích từ OH– thành AlO2– theo các phản ứng.
\[\left\{ \begin{align} & M+{{H}_{2}}O\xrightarrow{{}}2O{{H}^{-}}+{{H}_{2}} \\ & Al+O{{H}^{-}}+{{H}_{2}}O\xrightarrow{{}}Al{{O}_{2}}^{-}+\frac{3}{2}{{H}_{2}} \\ \end{align} \right.\]+ Lượng khí H2 bay ra do cả Al và các kim loại kiềm, kiềm thổ sinh ra.
+ Chú ý: Áp dụng linh hoạt các định luật bảo toàn
B. Ví dụ minh họa
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Li và Al trong nước (dư) thu được 7,504 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 15,74 gam chất tan (giả sử nhôm tồn tại dưới dạng AlO2–). Phần trăm khối lượng của Al có trong X gần nhất với:
A. 41,5% B. 38,2% C. 52,8% D. 50,6%
*** Định hướng tư duy giải:
Ta có: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=0,335$$\xrightarrow{{}}15,74\left\{ \begin{align} & Kim\,\,loai:9,75\left( gam \right) \\ & O{{H}^{-}}:a \\ & O_{2}^{-}:b \\ \end{align} \right.$$\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{align} & a+b+3b=0,335.2 \\ & 17a+32b=5,99 \\ \end{align} \right.$ $\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{align} & a=0,07 \\ & b=0,15 \\ \end{align} \right.$$\xrightarrow{{}}\%Al=\frac{0,15.27}{9,75}=41,54\%$*** Giải thích tư duy:
Ở hệ tôi đã thấy Al trong AlO2– cho vào hỗn hợp kim loại. Phương trình a + b + 3b chính là BTE. Ở đây có quá trình chuyển dịch OH– thành AlO2– nên lúc đầu lượng OH– do kim loại kiềm sinh ra là (a+b) = số mol e của kim loại kiềm. Sau đó b mol OH– chuyển thành b mol AlO2–
Trên đây là trích một phần giới thiệu về tài liệu. Để xem đầy đủ Phương Pháp Giải Bài Tập (Lý thuyết, Bài tập, Hướng dẫn giải), bạn có thể tải file bên dưới.